Người đưa tin

Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh nổi mề đay.

Nổi mề đay là bệnh da ngoài da phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh khiến bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động, làm việc. Chính vì vậy những tìm hiểu về nguyên nhân triệu chứng bệnh mề đay để chủ động phòng ngừa, điều trị hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay.

Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm:
  • Do di truyền, chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết, chính vì vậy nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này đấy.
  • Do cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
  • Do thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến da khô, các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ hống bài tiết khiến bệnh mề đay có điều kiện xuất hiện.
  • Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.
  • Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin (đây là thuốc dễ gây ra bệnh mề đay nhất nếu cơ thể bị dị ứng), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai… Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày. Do nọc độc của một số loại động vật: Ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp…
  • Do dị ứng với rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc, lông động vật…
  • Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
  • Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh;
  •  Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao;
  • Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
  • Do bệnh nhân mắc phả một số căn bệnh ác tính: bệnh mề đay có thể hình thành do một số căn bệnh ác tính như ung thư, cường giáp trạng, Luput ban đỏ…
  • Do cơ thể bị chấn thương, cọ xát cũng là nguyên nhân gây nên bệnh mề đay khó chịu này.

Phân loại bệnh mề đay.

Bệnh mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay được xem là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
Bệnh mề đay. 

Mề đay cấp tính.

Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

Mề đay mãn tính:

Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

  •  Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.
  •  Mề đay sần ở trẻ em - mề đay mụn nước, phòng nước.
  •  Mề đay khổng lồ - đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, phải cấp cứu.
  • Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác rất ngứa.
  •  Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.