Người đưa tin

Chia sẻ rất nhiều loại thực phẩm chữa bệnh mề đay dễ tìm.

Bệnh cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc khi chữa bệnh mề đay thì cần cung cấp thêm những thực phẩm chữa bệnh mề đay mà bài viết sẽ chia sẻ cùng bạn đọc. Với rất nhiều loại thực phẩm chữa mề đay sẽ giúp bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho người bệnh mề đay thêm phong phú hơn.

Tìm hiểu rất nhiều loại thực phẩm chữa bệnh mề đay rất dễ tìm.

1. Rượu vang đỏ, táo và hành.

- Trong 3 loại thực phẩm này có một chất chống oxy hóa là Quercetin có tác dụng ngăn chặn quá trình phóng thích histamine, nên giúp cơ thể chống lại bệnh dị ứng. Chất quercetin cũng có trong các loại quả mọng, táo đỏ, chè đen, bông cải xanh và trái cây có múi.

2. Bưởi và ớt đỏ (Ớt ngọt).

Bưởi là thực phẩm chữa mề đay cũng rất hiệu quả.
- Hai loại thực phẩm trên chứa rất nhiều Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm sự phóng thích histamine. Và còn nhiều loại thực phẩm khác như: Cam, dưa vàng, đu đủ, dâu tây, rau lá xanh, và khoai lang cũng là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

3. Cải cay.

- Cải cay là thực phẩm giàu beta-carotene (tiền sinh tố của vitamin A), vitamin E và vitamin C. Đây đều là những chất có tác dụng chống viêm, loại bỏ hết các gốc tự do và phá vỡ histamine. Xào rau cải cay với tỏi là bạn đã có ngay một món ăn ngon.

4. Hạt lanh, quả óc chó và cá hồi.

- Một chế độ ăn giàu axit béo omega-3 có trong quả óc chó, cá hồi, hạt lanh có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng dị ứng vì omega-3 sẽ làm giảm số lượng hóa chất gây viêm trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tuân thủ theo một chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cảm mạo.
- Dầu hạt cải, hạt bí đỏ, và cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi…) là những nguồn thức ăn giàu axit béo này.

5. Trà xanh.

Trà xanh cũng giúp chữa bệnh mề đay hiệu quả.
- Trà xanh rất giàu catechin, một chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn cản một loại enzyme sẽ chuyển đổi histidine thành histamin. Để nhận được lợi ích tối đa, hãy uống nước trà lá thay cho trà gói và ăn kèm với trái cây hoặc giàu xanh (những thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao).

6. Tỏi thực phẩm chữa mề đay.

- Từ xa xưa, dân gian đã biết dùng tỏi để chữa bệnh vì trong tỏi chứa chất kháng sinh rất cao và tăng cường chống ung thư, mỡ máu... cho cơ thể người.
- Tỏi giúp ngăn chặn một số enzyme có tác dụng tạo ra những hợp chất gây viêm. Cũng giống như ớt đỏ, tỏi là thực phẩm giàu vitamin C.

7. Cây hương thảo.

- Hương thảo có chứa một chất gọi là rosmarinic acid, có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng và viêm. Hãy bổ sung ngay hương thảo vào món nước xốt cà chua của bạn để nhận được lợi ích mà nó mang lại.

8. Nghệ.

- Nghệ một thành viên của gia đình họ gừng có đặc tính kháng viêm. Nghệ được sử dụng trong nhiều món ăn để tăng hương vị như cá, thịt, rau, và món mì ống.
-Trong Đông y, nghệ còn có tác dụng chữa các bệnh về dạ dày, gan... Nước ép từ nghệ còn có tác dụng chữa các bệnh da liễu như: Chàm, thủy đậu...

9. Hạt hướng dương.

Hạt hướng dương chữa bệnh mề đay.
- Hạt hướng dương giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng nhờ hàm lượng cao của vitamin E và selen. Vitamin E có tác dụng chống viêm và selen tăng cường hệ miễn dịch.

Bênh cạnh việc dùng những thực phẩm chữa bệnh mề đay thì người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói vì những thực phẩm này sẽ làm cho triệu chứng viêm trầm trọng thêm.

Trên đây là những loại thực phẩm giúp chữa bệnh mề đay thông dụng nhất mà bạn nên tham khảo. Song song đó người bệnh nên tự giác phòng bệnh mề đay bằng cách ăn những thực phẩm tươi, ít mỡ và chất béo để tránh bệnh mề đay tái phát trở lại.
Xem Thêm
Người đưa tin

Chế độ ăn thích hợp khi chữa bệnh mề đay nên tham khảo.

Quá trình chữa bệnh mề đay thì người bệnh cần tuân thủ quy định của thấy thuốc, phải ăn kiêng nhiều thứ khiến thực đơn hằng ngày trở nên nhàm chán. Bổ sung những thực phẩm sau đây để có chế độ ăn thích hợp khi chữa bệnh mề đay nhé.
Bệnh mề đay phải có chế độ ăn thích hợp mới chữa bệnh hiệu quả được.

Nên kiêng những thực phẩm sau đây khi mắc phải bệnh mề đay.

   - Loại chất gây kích thích: bạn cần tránh hút thuốc, không uống cà phê, hạn chế sử dụng các loại gia vị như ớt hay tiêu.
   - Giảm tải những thực phẩm có hàm lượng protein phong phú: thực ra bệnh nhân bị mề đay cần được bổ sung đầy đủ chất đạm nhưng riêng đối với những loại như cua, ghẹ, tôm, sữa, trứng tươi, sô cô la, thịt gà… lại có quá nhiều loại đạm, trong đó cả đạm “lạ”, đạm bán nguyên có khả năng gây dị ứng da.
   - Không ăn những món có vị ngọt nhiều như kẹo, bánh, đường, chè, sữa đặc,… vì những chất ngọt thực chất càng làm những vết thương bị viêm nhiễm trên da càng thêm nghiêm trọng.
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm cho những vết thương mề đay trở nên nghiêm trọng.
   - Cũng nên hạn chế nêm muối vào thức ăn: hệ thần kinh ngoại biên càng được kích thích nhiều hơn khi ăn muối vào. Điều đó có nghĩa là triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa do mề đay càng dữ dội hơn.
   - Những món ăn được chế biến dạng nhiều nước như súp, canh: chỉ cần kiêng kị khi bệnh mề đay có dấu hiệu phù nề ở da và có kèm rịn nước.
   - Đối với trẻ  nhỏ mà bị mề đay thì cần theo dõi, ngăn dùng những thực phẩm có thành phần sữa đặc, trứng (nhất là lòng trắng), đường.

Những loại thực phẩm hỗ trợ tốt trong quá trình chữa mề đay.

   - Loại rượu vang đỏ: cơ chế giải phóng chất gây dị ứng là histamin trong cơ thể sẽ bị hạn chế nhờ thành phần quercetin, từ đó hạn chế bệnh mề đay tái phát hoặc tái phát ở mức độ nhẹ hơn. Các loại thực phẩm khác cũng có chất này mà bạn có thể thay thế là rau bông cải xanh, quả táo đỏ.
Rượu vang đỏ tốt cho sức khỏe chữa bệnh mề đay.
   - Củ tỏi: Tỏi là vũ khí chống viêm da, hỗ trợ chữa dị ứng vô cũng hiệu nghiệm, dịch tỏi có thể ức chế các enzym chuyên tổng hợp và chuyển hóa những chất gây nhiễm trùng trên da, Không chỉ có vậy, củ tỏi cũng có nhiều vitamin C nên giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
   - Thực phầm giàu omega 3: Được tìm thấy trong cá hồi, quả óc chó. Omega 3 có vai trò chuyển hóa những thành phần độc hại, có khả năng gây viêm da thành dạng lành tính hơn. Những lợi ích khác khi chúng ta ăn nhiều chất này đó là phòng chống được một số căn bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
   - Cây hương thảo: Thường bắt gặp mùi vị của loại cây này trong món xốt cà. Ăn hương thảo thường xuyên sẽ khiến tình trạng dị ứng không còn nhiều cơ hội để tái phát…

Hy vọng với những thực phẩm kiêng ăn và nên ăn được chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp những người mắc phải bệnh mề đay có chế độ ăn hợp lý khi chữa bệnh mề đay để tránh những tổn thương cho da.
Xem Thêm
Người đưa tin

6 nguyên nhân gây bệnh mề đay cần chú ý đề phòng.

Có rất nhiều nguyên nhân được xác định là gây bệnh nổi mề đay, theo kết quả thống kê mới nhất thì hiện nay có 6 nguyên nhân chủ yếu gây bệnh mề đay mà mọi người cần chú ý.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thưòng gặp nhiều ở phái nữ bởi cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài và mề đay thường xuất hiện ở những người mà cơ thể có khả năng chống đỡ kém, chức năng của gan và thận không tốt. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay.

6 Nguyên nhân gây bệnh mề đay phổ biến hiện nay.

1. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do di truyền.

Di truyền chiếm 40% nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng nổi mề đay, nếu trong gia đình có người thân bị mắc phải bệnh nổi mề đay thì những thế hệ sau cũng có tỷ lệ mắc phải bệnh này cao, thường được giải thích một cách dễ hiểu là do cùng cơ địa.

2.  Nguyên nhân gây bệnh mề đay do thời tiết, môi trường.

Thời tiết thay đổi thất thường cơ thể không thích ứng kịp rất dễ gây bệnh mề đay.
Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dễ bị dị ứng gây nổi ngứa mẩn đỏ. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm làn da trở nên yếu và dễ gặp phải tình trạng dị ứng ngứa.

3. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do thực phẩm.

Thực phẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa do hiện tượng cơ thể phản ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: các loại hải sản là sò, tôm, cua, ghẹ, thịt đỏ, sữa tươi, ô mai, bia rượu… Để nhận biết được nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa có phải do thực phẩm hay không, bạn nên chú ý hơn tới thời điểm sau khi ăn các loại thực phẩm kể trên.

4. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do gan bị nhiễm độc.

Gan bị nhiễm độc sẽ không thực hiện chức năng lọc và đào thải chất độc ra ngoài. Khi chất độc bị giữ lại trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa, nổi nhọt là rất cao.

5. Dị ứng với thuốc tây cũng là nguyên nhân gây bệnh mề đay.

Hầu hết các loại thuốc tây y điều trị bệnh đều có thể gây ra tác dụng phụ là dị ứng mẩn ngứa. Nhóm thuốc có nguy cơ cao gây nên tình trạng này chính là các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, gây mê, thậm chí là cả vác xin…. Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.

6. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do nhiễm ký sinh trùng trong máu.

Các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân mà chúng ta rất khó phát hiện nguyên nhân. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm máu mới có thể phát hiện nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là do nhiễm ký sinh trùng.

Cùng một số tác nhân khác có thể gây nên hiện tượng dị ứng nữa đó là: do côn trùng cắn, tâm lý căng thẳng, bụi phấn hoa,…

Theo Y học Cổ Truyền.

Một số tạng, phủ liên quan đến bệnh dị ứng, tạng can (gan), liên quan về huyết (can tàng huyết), tức là liên quan về mặt giải độc, tạng tâm (tâm chủ huyết mạch), liên quan về tuần hoàn của huyết. Huyết (máu), là một phủ (kỳ hằng), là đối tượng chính của bệnh dị ứng trong cơ thể: Huyết nhiệt sinh phong (huyết nóng sinh ra phong ngứa), tạng phế, liên quan đến da (phế chủ bì mao), một trong những bộ phận trực tiếp xảy ra bệnh dị ứng...

Do rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay dị ứng vì vậy mà mọi người nên cảnh giác phòng ngừa, nếu như không biết rõ được yếu tố tác động thì nên tới bệnh viện để xác định tác nhân gây bệnh là gì từ đó sẽ giúp việc điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Xem Thêm