Người đưa tin

6 nguyên nhân gây bệnh mề đay cần chú ý đề phòng.

Có rất nhiều nguyên nhân được xác định là gây bệnh nổi mề đay, theo kết quả thống kê mới nhất thì hiện nay có 6 nguyên nhân chủ yếu gây bệnh mề đay mà mọi người cần chú ý.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thưòng gặp nhiều ở phái nữ bởi cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài và mề đay thường xuất hiện ở những người mà cơ thể có khả năng chống đỡ kém, chức năng của gan và thận không tốt. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay.

6 Nguyên nhân gây bệnh mề đay phổ biến hiện nay.

1. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do di truyền.

Di truyền chiếm 40% nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng nổi mề đay, nếu trong gia đình có người thân bị mắc phải bệnh nổi mề đay thì những thế hệ sau cũng có tỷ lệ mắc phải bệnh này cao, thường được giải thích một cách dễ hiểu là do cùng cơ địa.

2.  Nguyên nhân gây bệnh mề đay do thời tiết, môi trường.

Thời tiết thay đổi thất thường cơ thể không thích ứng kịp rất dễ gây bệnh mề đay.
Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dễ bị dị ứng gây nổi ngứa mẩn đỏ. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm làn da trở nên yếu và dễ gặp phải tình trạng dị ứng ngứa.

3. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do thực phẩm.

Thực phẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa do hiện tượng cơ thể phản ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: các loại hải sản là sò, tôm, cua, ghẹ, thịt đỏ, sữa tươi, ô mai, bia rượu… Để nhận biết được nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa có phải do thực phẩm hay không, bạn nên chú ý hơn tới thời điểm sau khi ăn các loại thực phẩm kể trên.

4. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do gan bị nhiễm độc.

Gan bị nhiễm độc sẽ không thực hiện chức năng lọc và đào thải chất độc ra ngoài. Khi chất độc bị giữ lại trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa, nổi nhọt là rất cao.

5. Dị ứng với thuốc tây cũng là nguyên nhân gây bệnh mề đay.

Hầu hết các loại thuốc tây y điều trị bệnh đều có thể gây ra tác dụng phụ là dị ứng mẩn ngứa. Nhóm thuốc có nguy cơ cao gây nên tình trạng này chính là các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, gây mê, thậm chí là cả vác xin…. Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.

6. Nguyên nhân gây bệnh mề đay do nhiễm ký sinh trùng trong máu.

Các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân mà chúng ta rất khó phát hiện nguyên nhân. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm máu mới có thể phát hiện nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là do nhiễm ký sinh trùng.

Cùng một số tác nhân khác có thể gây nên hiện tượng dị ứng nữa đó là: do côn trùng cắn, tâm lý căng thẳng, bụi phấn hoa,…

Theo Y học Cổ Truyền.

Một số tạng, phủ liên quan đến bệnh dị ứng, tạng can (gan), liên quan về huyết (can tàng huyết), tức là liên quan về mặt giải độc, tạng tâm (tâm chủ huyết mạch), liên quan về tuần hoàn của huyết. Huyết (máu), là một phủ (kỳ hằng), là đối tượng chính của bệnh dị ứng trong cơ thể: Huyết nhiệt sinh phong (huyết nóng sinh ra phong ngứa), tạng phế, liên quan đến da (phế chủ bì mao), một trong những bộ phận trực tiếp xảy ra bệnh dị ứng...

Do rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay dị ứng vì vậy mà mọi người nên cảnh giác phòng ngừa, nếu như không biết rõ được yếu tố tác động thì nên tới bệnh viện để xác định tác nhân gây bệnh là gì từ đó sẽ giúp việc điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.